Bạn đã từng nghe qua mã QR lần nào chưa? Đã từng sử dụng qua loại mã thông mình này chưa? Công nghệ 4.0 đang ngày một phát triển và số lượng người dùng sử dụng Smartphone ngày một nhiều. Vì vậy nếu bạn nào chưa biết mã QR có tác dụng gì, cách sử dụng như thế nào có thể tham khảo thông tin dưới đây nha.
Mã QR là gì?
Xem thêm: Đăng nhập Telegram web bằng mã QR
Mã QR là loại mã vạch 2D, được biết đến từ bao bì sản phẩm trong siêu thị. Ban đầu được phát triển để tối ưu hóa quy trình trong ngành hậu cần của ngành công nghiệp ô tô. QR code đã phát triển trên thiết bị di động với việc điện thoại thông minh ngày một phổ biến. QR là viết tắt của từ quick response có nghĩa là phản hồi nhanh, nghĩa là quyền truy cập tức thời vào thông tin ẩn trong Mã. Loại mã này đang trở nên phổ biến vì công nghệ này là “nguồn mở”, tức là có sẵn cho tất cả mọi người. Ưu điểm đáng kể của QR code so với mã vạch thông thường là dung lượng dữ liệu lớn hơn và ít lỗi.
Cấu trúc cơ bản mã QR
Thông thường mã QR là hình gồm nhiều ô vuông có màu đen hoặc trắng. Nhưng nếu bạn nhìn kỹ, một số cấu trúc nhất định có thể được xác định. Để máy quét nhận ra QR code như vậy, mã phải có hình vuông. Một số yếu tố bổ sung đảm bảo rằng thông tin được đọc chính xác. Cấu trúc QR code gồm các phần chính sau:
Xem thêm: Đăng nhập QR Code trên Zalo web
- Đánh dấu định vị: Chúng chỉ ra hướng mà mã được in.
- Dấu hiệu sắp xếp: Nếu QR code lớn, yếu tố bổ sung này sẽ giúp định hướng.
- Mẫu thời gian: Sử dụng các dòng này, máy quét xác định ma trận dữ liệu lớn đến mức nào.
- Thông tin phiên bản: Chúng chỉ định phiên bản QR code đang được sử dụng. Hiện tại có 40 phiên bản QR code khác nhau. Đối với mục đích tiếp thị, phiên bản 1-7 thường được sử dụng.
- Định dạng thông tin: Các mẫu định dạng chứa thông tin về khả năng chịu lỗi và mẫu mặt nạ dữ liệu, giúp quét mã dễ dàng hơn.
- Các phím sửa dữ liệu và lỗi: Những mẫu này giữ dữ liệu thực tế.
- Khu yên tĩnh: Khoảng cách này rất quan trọng đối với chương trình quét để phân biệt QR code với môi trường xung quanh.
Bạn nên làm gì khi mã QR bị hỏng?
Để đảm bảo rằng thông tin có trong mã QR có thể được đọc ngay cả khi bị hỏng, các khóa dữ liệu bao gồm các bản sao (dự phòng). Bởi vì điều này, có thể phá hủy tới 30% cấu trúc mã mà không ảnh hưởng đến khả năng đọc của mã. Vì vậy việc điện thoại bạn không quét được QR code là điều rất khó xãy ra nên các bạn có thể yên tâm nha.
Thông tin gì được lưu trong QR code?
Có thể nhập tối đa 7089 chữ số hoặc 4296 ký tự, bao gồm dấu chấm câu và ký tự đặc biệt trong một Mã. Ngoài số và ký tự, từ và cụm từ (ví dụ: địa chỉ Internet) cũng có thể được mã hóa. Khi nhiều dữ liệu được thêm vào QR code, kích thước Mã tăng lên và cấu trúc Mã trở nên phức tạp hơn. Những nội dung thường được lưu trên mã QR gồm:
- URL: Là đường dẫn các địa chỉ website hay một đường link bất kỳ có thể hoạt động trên nền tản internet.
- VCard: Hay còn được gọi là card visit, thông tin được lưu gồm họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ công ty…
- Văn bản: Bao gồm tên sản phẩm, mã sản phẩm hay bất kỳ đoạn văn bản nào bạn muốn tạo QR code.
- Email: Là địa chỉ Email bạn đang sử dụng.
- SMS: Số điện thoại di động hoặc điện thoại bàn.
Ngoài ra bạn có thể tạo QR code với hình ảnh, file PDF, file mp3… đều được
Cách tạo mã QR
Tạo mã QR chỉ mất vài giây, điều quan trọng là chúng ta cần cung cấp thông tin cá nhân, công ty hay sản phẩm chính xác nhất. Các bước tạo một mã QR gồm:
Bước 1: Chọn ứng dụng tạo QR Code trực tuyến, có nhiều website hỗ trợ như:
- Kaywa
- GOQR.me Free
- QR Code Generator by Shopify
- Visualead
- The-qrcode-generator.com
- QR Stuff
- qr-code-generator.com
- QR Code Monkey
- Create QR Code by Google App Engine
Trong bài viết này mình sẽ chọn ứng dụng The-qrcode-generator.com để tạo QC trực tuyến.
Bước 2: Nếu muốn tạo mã QC động (Dynamic Codes) người dùng cần tạo một tài khoản trên web. Hoặc tạo mã Code tĩnh thì không cần. Sau đó chọn ứng dụng mà mình muốn như App, website, hình ảnh, file PDF, event, thông tin doanh nghiệp….
Mình sẽ chọn tạo mã Business Page, loại mã được nhiều người tạo nhất hiện nay. Nhấn Next để tiếp tục.
Bước 2: Đây là bước quan trọng nhất, bạn cần nhập đầy đủ và chính xác thông tin mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh, cung cấp cho khách hàng. Các thông tin chi tiết gồm:
Tên qc code
Nên đặt tên công ty, doanh nghiệp, thương hiệu hay sản phẩm chủ lực giúp quảng bá thương hiệu trên interner.
Design and Customizations
Cài đặt màu sắc và hình ảnh cho mã QC, có thể chọn các màu mặt định hoặc tùy chỉnh. Tiếp đó là thay đổi ảnh đại diện cho mã code, nên chọn logo doanh nghiệp hay sản phẩm.
Bacsic Infomations
Phần thông tin cơ bản về công ty, doanh nghiệp như tên, slogan, mô tả khái quát về sản phẩm, dịch vụ và địa chỉ website.
Opening Hours
Chọn ngày, giờ hoạt động của doanh nghiệp bạn. Nên thiết lập chính xác giúp khách hàng dễ dàng liên lạc.
Address and Location
Thông tin địa chỉ, vị trí và dịch vụ giao hàng. Nếu bạn đang kinh doanh online nên chọn vị trí mình đang sống.
About and Contact Infomation
Giới thiệu tên người đại diện doanh nghiệp, số điện thoại, email, website và thông tin chung công ty.
Socical media channels
Thêm tất cả các social mà công ty bạn đang xây dựng và sử dụng có trong danh sách dưới đây. Chỉ cần sao chép địa chỉ profile Social và dán vào từng icon tương ứng.
Welcome Screen
Cập nhập hình ảnh nổi bật nhất về doanh nghiệp bạn.
Bước 3: Thiết lập hình dáng, kích thước, màu sắc, URL rút gọn link và download mã QC vừa tạo về máy tính.
Quét mã QR là gì?
Để quét mã QR, trước tiên bạn cần có ứng dụng quét trên điện thoại thông minh của mình. Một lựa chọn lớn trong số này có thể được tải xuống miễn phí trong các cửa hàng ứng dụng khác nhau. Khi bạn đã cài đặt một ứng dụng, hãy khởi động ứng dụng và giữ camera của điện thoại thông minh của bạn qua QR code để quét nó. Nếu Mã có thể đọc được, địa chỉ hoặc hành động được mã hóa sẽ được truy cập tự động.
Những ứng dụng sử dụng mã QR thông dụng hiện nay
Ngày nay hầu hết các shop thời trang, nhà hàng, trung tâm thương mại… đều áp dụng quét QR code để thanh toán hoặc xác định mã giảm giá. Các ứng dụng thường được sử dụng ở Việt Nam gồm:
- Ví điện tử MoMo: Đây là ứng dụng được sử dụng nhiều hiện nay, bạn có thể thanh toán trực tiếp khi mua sản phẩm bằng cách quét logo QR trên Momo mà không cần sử dụng tiền mặt.
- ZaloPay: Một loại ví điện tử khác của Zalo có tính năng tương tự như MoMo. Ngoài ra bạn có thể dùng loại mã này để truy cập Zalo chát.
- Telegram: Sử dụng mã QR để đăng nhập vào ứng dụng mà không cần nhập mật khẩu
- Các trung tâm thương mại, quán café, quán ăn… đều sử dụng được mã này khá phổ biến.
Mình mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng và cách sử dụng mã QR nha.
Bình luận mới nhất: