Tiếng Việt rất đẹp, giàu hình ảnh và vô cùng phong phú. Chính bởi vậy mà từ vựng tiếng Việt có nhiều nghĩa và cách sử dụng khác nhau. Một trong số đó là dạng từ tượng thanh và từ tượng hình. Vậy định nghĩa về 2 loại từ là gì, nó có chức năng và sử dụng như thế nào, hãy cùng mình theo dõi qua bài viết này nhé.
Các định nghĩa
Tượng trong tiếng Hán là mô phỏng, thanh là âm thanh, hình là hình ảnh. Cho nên ta có định nghĩa 2 loại từ này như sau:
* Từ tượng thanh
Là những từ mô phỏng âm thanh của thiên nhiên, động vật và con người.
– Ví dụ:
- Âm thanh tiếng mưa sử dụng từ tượng thanh như: rào trào, ầm ầm, lộp độp, tí tách.
- Mô tả âm thanh của tiếng gió như: xào xạc, lao xao…
- Âm thanh con người: Tiếng cười: hi hi, ha ha, khanh khách, hắc hắc, khúc khích…
- Âm thanh thiên nhiên như: Tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim hót ríu rit, tiếng vịt kêu cạp cạp…
* Từ tượng hình
Là những từ gợi tả được hình dáng, ngoại hình hay vẻ bề ngoài của người, của vật
– Ví dụ:
- Từ tượng hình gợi tả vóc dáng như mũm mĩm, gầy gầy, cao lênh khênh, ục ịch…
- Mô tả vẻ bề ngoài của vật: lực lưỡng, be bé, gầy gầy, cao cao…
Tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh
- Làm tăng tính biểu cảm, biểu đạt của ngôn ngữ và làm miêu tả trở nên cụ thể và sinh động hơn. Vì đa số từ tượng thanh, tượng hình đều là từ láy
- Giúp khả năng miêu tả, diễn tả cảnh vật, con người, thiên nhiên chi tiết, thực tế và đa dạng.
- Lưu ý đa số từ tượng thanh, tượng hình là từ láy, nhưng tất cả từ láy đều không phải là tượng thanh hoặc tượng hình. Đôi khi 2 loại từ này có thể không là từ láy.
- Không nên quá lạm dụng 2 loại từ này vì sẽ ảnh hưởng đến nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Những từ tượng hình chỉ hành động của con người gồm các động từ sau:
- Chạy lon ton, chạy thoăn thoắt, cười ha ha, khóc thút thít, khóc hụ hụ, nói chuyện rôm rả, ăn lia lịa, uống ực ực, nhai ngoàm ngoạp…
- Những từ tượng thanh chỉ âm thanh thiên nhiên gồm:
- Tiếng gió thổi ào ào, tiếng mưa rơi tí tách, ánh mặt trời chói chang, nước thác đổ ào ào…
Ví dụ 2: Trong bài thơ Thu Điếu của Nguyễn khuyến có đoạn:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo.”
⇒ Các từ tượng hình là: tẻo teo
⇒ Từ tượng thanh là: đưa vèo.
Bài tập từ tượng hình, tượng thanh
Bài tập 1: Tìm từ láy tượng thanh trong bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà, mỏi miệng cái da da
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
– Đáp án –
– Từ tượng hình: Lom khom, Lác đác,
– Từ tượng thanh: Cuốc cuốc, da da
Bài tập 2: Tìm những từ tượng hình chỉ dáng đi của con người?
– Đáp án –
- Rón rén
- Lù đù
- Thoăn thoắt
- Lạch bạch
- Lon ton
Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy tượng hình, tượng thanh
Tiết trời tháng 8 thật dễ chịu, những ngọn gió thoang thoảng, tiếng lá rơi xào xạc, tiếng chim kêu líu lo, mùa thu đã đến thật rồi. Quang cảnh mùa thu lại khiến những ký ức tuổi thơ trong tôi ùa về. Những mùa khai giảng đã qua, những lần cắp cặp vội vàng tới trường cùng chúng bạn tôi vẫn còn nhớ như in. Tất cả những điều đó đọng lại trong tâm trí tôi một cách đẹp đẽ và luôn khiến tôi xúc động vô cùng mỗi khi bất chợt nhớ về. Hôm nay, lại đúng vào ngày tựu trường, nhìn các em nhỏ với gương mặt rạng rỡ được cha mẹ chở tới lớp, tự dưng tôi lại thấy bồi hồi và tiếc nuối. Ước gì mình có thể trải qua cảm giác hân hoan ấy một lần nữa Những kỷ niệm về tuổi thơ vẫn không bao giờ nhạt nhòa dù tôi có lớn thế nào.
Lựa chọn và sử dụng đúng 2 từ loại trên sẽ giúp tăng tính diễn đạt và biểu cảm cho đoạn văn, câu thơ. Thư viện khoa học một lần nữa chúc bạn học tốt.
Bình luận mới nhất: