Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm văn xuôi hiện đại có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình và sự chia ly trong thời chiến.
Đây là tác phẩm thường xuất hiện trong các kỳ thi chuyển cấp vào lớp 10. Hãy cùng chupmanhinhvn tìm hiểu chi tiết về tác phẩm “chiếc lược ngà” nha.
I Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Quang Sáng sinh 1932 – 2014, quơ ở An Giang.
- Ông thường viết về cuộc sống và con người Nam Bộ qua hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình.
- Phong cách viết giản dị, chân thực, sâu sắc, khắc họa tâm lý con người và đậm chất Nam Bộ.
- Sự nghiệp sáng tác: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim… Các tác phẩm tiêu biểu như Đất lửa, Mùa quê hương, Mùa gió chướng, Cánh đồng hoang…
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Tác phẩm
A. Hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm được viết vào năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam bộ, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
- Tác phẩm được đưa vào tập truyện cùng tên, đoạn trích SGK nằm ở phần giữa của tác phẩm.
B. Ngôi kể
Kể theo ngôi thứ nhất – người kể chuyện là Bác Ba, một người vừa là bạn, vừa là đồng nghiệp của ông Sáu.
Tác dụng:
- Tạo được tính khách quan, chân thực cho câu chuyện.
- Đi sâu khai thác diễn biến tâm lí nhân vật.
C. Bố cục
Có thể chia bố cục làm 2 phần gồm:
Phần 1: “Từ đầu … vừa nói vừa từ từ tuột xuống” Cuộc gặp gỡ và chia tay của hai cha con anh Sáu.
Phần 2: Đoạn còn lại, nội dung chính là những ngày anh Sáu ở chiến khu.
D. Tóm tắt truyện
- Phần 1: Anh Sáu về thăm nhà nhưng bé Thu không nhận ra vì vết thẹo trên mặt
- Phần 2: Thu nhận ra ba cũng là lúc anh Sáu phải chia tay lên đường.
- Phần 3: Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn hết tình cảm vào làm chiếc lược ngà.
- Phần 4: Trước lúc hy sinh anh còn kịp đưa chiếc lược ngà nhờ người bạn chuyển đến tay cho con gái.
II Tìm hiểu văn bản
1. Tình huống truyện và ý nghĩa
Tình huống 1: Cuộc gặp gỡ của cha con anh Sáu sau 8 năm xa cách nhưng trớ trêu thay bé Thu không chịu nhận cha, đến lúc em nhận và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì lại phải chia tay.
==> Bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha.
Tình huống 2: Ở khu căn cứ, anh dồn hết tình thương vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng anh chưa kịp trao chiếc lượt cho bé Thu thì anh đã hi sinh.
==> Bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha đối với con.
2. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu
A. Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận anh Sáu là cha.
Khi mới gặp ở bến xuồng:
– Khi nghe anh Sáu gọi “ Thu! Con” Con bé giật mình, tròn mắt nhìn, nó ngơ ngác, lạ lùng.
– Thấy lạ quá: mặt nó tái đi, vụt chạy, kêu thét lên “Má! Má”.
==> Thái độ ngạc nhiên, bất ngờ và sợ hãi.
Những ngày anh Sáu ở nhà:
– Nó kiên quyết không chịu gọi anh Sáu là ba, xem anh như người lạ.
– Khi thấy má nó giận, nó chỉ nói trổng “ Vô ăn cơm! Cơm chín rồi! Con kêu rồi mà người ta không nghe! Cơm sôi rồi, chắc nước giùm cái! ”
==> Thái độ không chấp nhận anh Sáu là ba.
– Trong bữa ăn, anh Sáu gắp cái trứng cá, nó hất tung cái trứng ra, giận quá anh đánh nó và hét lên “ Sao mày cứng đầu quá vậy, hả? “ Nó không khóc, xuống xuồng bỏ sang nhà bà ngoại.
==> Bướng bỉnh, cự tuyệt quyết liệt tình cảm của anh Sáu. Cá tính cứng cỏi nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ.
B. Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra anh Sáu là ba
Trong đêm ở nhà ngoai, khi nghe bà kể, nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài.
Sáng hôm sau, nó trở về khi anh Sáu chuẩn bị lên đường, nó đứng ở góc nhà, lúc tựa cửa không bướng bỉnh, nhăn mày cau có nữa mà vẻ mặt buồn rầu, nghĩ ngợi sâu xa.
Khi anh Sáu nói “ Thôi ba đi nghe con! “ Tình yêu thương ba được bộc lộ hối hả, ào ạt, mãnh liệt. Con bé thét lên “Ba!” Tiếng Ba như vỡ tung ra từ đáy lòng nó. Nó vội vã chạy nhanh như sóc, nhảy thót lên ôm chặt cổ ba, vừa nói trong tiếng khóc “ Ba! Con không cho Ba đi nữa! Ba ở nhà với con! “ trong lời ước nguyện mua cây lược ngà. Khiến anh Sáu xúc động.
==> Em có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc, chân thành, em chỉ yêu ba khi biết chắc đó là ba của mình. Tác giả rất am hiểu và miêu tả tâm lý trẻ em.
3. Tình cảm của anh Sáu dành cho bé Thu
A. Khi còn ở rừng
Luôn nhớ con, khao khát được gặp con, được sống trong tình yêu của con.
B. Khi gặp con ở bến xuồng
Không đợi xuồng cập bến, anh nhún chân, nhảy thót lên bờ, vội vàng với những bước dài, kêu to “ Thu! Con! Ba đây con! “ Anh vừa bước vào vừa khôm người đưa tay chờ đón con.
==> Niềm vui sướng, khao khát, vồ vập.
Nó bỏ chạy. Anh đứng sững lại, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại, vết thẹo trên má đỏ ửng giần giật, giọng lặp bặp, run run trong thật đáng thương và hai tay buông thõng như bị gãy.
==> Tâm trạng buồn bã, thất vọng và hụt hẫng.
C. Trong 3 ngày nghỉ phép ở nhà
Anh Sáu không đi đâu, lúc nào cũng ở bên con, quan tâm, mong chờ nó cất tiếng gọi ba, mọi cố gắng của anh đều không có kết quả.
==> Anh rất đau khổ và cảm thấy bất lực.
Trong bữa ăn, do thiếu bình tĩnh anh đã đánh con, nó bỏ sang ngoại.
Giây phút chia tay, anh cũng không dám đến gần con, chỉ đứng nhìn nó. Khi bé thu nhân ra ba, tiếng “ Ba” được cất lên từ con bé khiến anh “ không ghìm được xúc động” nước mắt lăn dài trên má.
==> Tình yêu thương, độ lượng xen lẫn niềm hạnh phúc của một người cha.
D. Khi trở về khu căn cứ
Xa con, anh luôn nhớ con trong nỗi day dứt, ân hận vì mình đã lỡ tay đánh con.
Lời dặn của con trong lúc chia tay đã thôi thúc anh làm cho con chiếc lược ngà.
Anh đã gửi gắm đồng đội mình thay mình thực hiện mong ước của con.
==> Anh Sáu là một người yêu thương con hết mực, tình phụ tử thiêng liêng, mãnh liệt, bất diệt.
4. Biện pháp nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện éo le, giàu kịch tính.
- Cốt truyện chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý.
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp.
- Miêu tả tâm lý nhân vật sinh động, chân thực.
- Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ.
==> Nhà văn am hiểu người dân Nam Bộ, đặc biệt là tâm lý trẻ em.
5. Ý nghĩa tác phẩm chiếc lược ngà
Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng. Chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm những mất mát to lớn của cuộc chiến tranh mà nhân dân ta phải trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Bài tập vận dụng đoạn trích “chiếc lược ngà”
Bài tập 1: Vì sao tác giả không đặt nhan đề truyện “ Chiếc lược ngà là “ Tình cha con”?
Vì các lý do sau:
- Kết tụ của tình cảm người cha xa con, làm dịu nỗi ân hận, ánh lên niềm hy vọng được gặp lại con.
- Kỷ vật của người cha đã khuất, kỷ vật của chiến tranh – thiêng liêng.
- Là động lực để con người tiếp nối truyền thống cách mạng cha anh.
- Vẻ đẹp của người chiến sĩ cộng sản: vừa giàu tình cảm riêng tư vừa yêu nước.
Bài tập 2: Chứng minh rằng tình cảm cha con anh Sáu là sự tiếp nối tình phụ tử cao đẹp của con người Việt Nam trong văn học?
Đáp án:
- Người cha của Chử Đồng Tử trước khi chết trao lại cho con cái khố.
- Lão Hạc trước khi chết giữ lại cho con mảnh vườn.
- Anh Sáu trước khi chết trao lại cho con chiếc lược ngà.
==> Tình phụ tử cao đẹp là truyền thống của con người Việt Nam.
Xem thêm: Phân tích tác phẩm mùa xuân nho nhỏ
Bình luận mới nhất: