Phần đọc hiểu chiếm 30% số điểm trong các kỳ thi chuyển cấp vào lớp 10 hằng năm, đây là phần dễ kiếm điểm và thực hiện nhất. Vì vậy các bạn cần lưu ý một số kỹ năng sau để làm phần này tốt nhất nha.
I Cấu trúc đề thi đọc hiểu ngữ văn 9
Gồm có hai phần chính gồm:
1 Văn bản
Có thể là văn bản nghị luận xã hội, văn bản khoa học, thường thức đời sống.
Nội dung văn bản có thể nằm trong sách giáo khoa ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 nhưng chiếm tỉ lệ thấp, đa phần nằm ngoài sách giáo khoa.
Nội dung phong phú và đa dạng nên khó nắm bắt. Nhưng lưu ý những chủ đề nóng của xã hội, nổi bật trong thời gian gần nhất có thể được đưa vào bài thi.
2 Bốn câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng
Tiếp đến là 4 câu hỏi theo cấp độ khác nhau gồm nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
Để làm tốt phần này cần nắm vững những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
Những kỹ năng cần trang bị gồm:
- Kỹ năng nhận biết: Những câu hỏi như các biện pháp tu từ, liên kết câu, ngữ pháp, phương thức biểu đạt, thành phần câu… Kỹ năng này thường không cần suy nghĩ nhiều, chỉ cần đọc kỹ thì các bạn có thể nhận ra nhanh.
- kỹ năng thông hiểu: Là hiểu ý của tác giả, hiểu từ, hiểu câu
- kỹ năng vận dụng: Nêu ra suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó.
II Yêu cầu trong bài thi đọc hiểu
Nên kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của văn bản, sau đó đọc câu hỏi trước, cuối cùng mới đọc nội dung văn bản.
Yêu cầu về hình thức: Trả lời, trình bày ngắn gọn và trình bày theo đúng thứ tự câu hỏi đưa ra. Trách tuyệt đối các lỗi bổ sung thêm ý các câu hỏi trong phần cuối bài thi.
Yêu cầu về nội dung: Cần trả lời đầy đủ, chính xác và đúng trọng tâm câu hỏi. Tránh trả lời lang mang, dài dòng.
III Một số dạng câu hỏi hay có trong đề thi đọc hiểu
Xác định nội dung chính hoặc chủ đề văn bản nêu ra
Chúng ta nên đọc xem, đọc trong văn bản đó những từ ngữ, hình ảnh, âm thanh… nào thường xuyên xuất hiện nhiều nhất thì đó là chủ đề văn bản. Hoặc trong văn bản chứa nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn lại chứa câu chủ đề độc lập. Thì ta nên gồm các chủ đề đó lại với nhau và tìm mối quan hệ rồi xác định chủ đề chính nha.
Đối với đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch thì chủ đề nằm ở đầu câu, đoạn văn trình bày theo cách quy nạp thì chủ đề thường nằm ở cuối văn bản.
Tuy nhiên các loại văn bản như thơ, truyện, tiểu thuyết rất khó xác định chủ đề chính.
Xác định phương thức biểu đạt
Các phương thức biểu đạt thường xuất hiện gồm: miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận, thuyết minh. Lưu ý khi đề bài yêu cầu xác định phương thức biểu đạt thì chỉ cần trả lời 1 phương thức là đủ. Nhưng nếu đề bài yêu cầu liệt kê toàn bộ thì chúng ta nên nói rõ tất cả các phương thức có trong đoạn văn.
Xác định nội dung văn bản, từ đó suy ra mục đích tạo lập văn bản.
Xác định biện pháp tu từ và tác dụng
Lưu ý cần liệt kê các biện pháp tu từ và nêu rõ tác dụng từng biện pháp cụ thể.
Xác định phép liên kết
- Thường chỉ xác định các phép liên kết hình thức gồm: phép lặp, phép nối, phép thế và phép liên tưởng
- Xác định các thành phần biệt lập trong câu
- Cần nắm vững chức đặc trưng các thành phần biệt lập
Xác định thành phần câu hay kiểu câu
Phải nhớ khái niệm thành phần câu là gì như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ… Còn kiểu câu thì có nhiều tiêu chí như câu đơn, câu ghép, câu rút gọn và câu đặc biệt.
giải thích ý nghĩa, hình ảnh, từ ngữ, nhận định, quan điểm
Ta dựa vào nội dung văn bản để giải thích
Dạng câu hỏi liên hệ
Thường nằm ở phần cuối đọc hỏi, thường là yêu cầu trình bày luận điểm, nhận định hay quan điểm về một vấn đề được đưa ra trong văn bản. Phải thể hiện được chính kiến đúng hay sai quan điểm mà tác giả đưa ta và giải thích rõ.
Kết luận: Trên đây là đề cương và cách phân tích, thực hiện phần kiến thức đọc hiểu trong các đề thi tuyển sinh ngữ văn lớp 9.
Bình luận mới nhất: