Đại từ là phần kiến thức quan trọng trong chương trình học môn tiếng Việt và được sử dụng rất thường xuyên. Cụ thể, đại từ là gì? Người ta phân chia đại từ thành mấy loại? Ngoài ra, nó còn đóng vai trò nào trong một câu? Tất cả những câu hỏi trên đều sẽ được giải thích qua nội dung dưới đây của chúng tôi.
Khái niệm đại từ là gì?
Đại từ là khái niệm được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn lớp 7. Đại từ là một dạng thay thế cho một danh từ, động từ, tính từ… để chỉ một sự vật hoặc sự việc cụ thể, có hoặc không có từ hạn định. Đại từ rất dễ nhầm với danh từ nếu các bạn không đọc và hiểu rõ câu và cú pháp. Chính vì thế, người học cần phải nắm chắc những kiến thức về đại từ để biết cách phân biệt.
Phân loại đại từ
Nếu chỉ xét về ngữ pháp Tiếng Việt thì đại từ được chia thành 3 loại chính gồm:
Đại từ dùng để đặt câu hỏi
Loại đại từ này có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu hỏi, dùng để hỏi một điều nào với người khác. Ví dụ như Ai?, gì?, ở đâu?, tại sao?. Có thể chia loại này thành đại từ hỏi số lượng, hỏi về chất lượng, hỏi nguyên nhân, kết quả…
Đại từ nhân xưng
Là loại đại từ dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ… và còn gọi là đại từ chỉ ngôi, cụ thể có 3 ngôi chính gồm:
- Ngôi thứ nhất: để chỉ người nói, nó tương đương với danh từ. Ví dụ: “Tại sao họ không tới đúng giờ?” Ta thấy đại từ ở đây là “ họ”.
- Ngôi thứ hai: để chỉ người nghe.
- Ngôi số 3: là đại từ được người thứ nhất và thứ hai nói đến.
Các loại đại từ khác
Ngoài 2 loại đại từ chính trên, trong ngữ pháp Tiếng Việt có thể sử dụng danh từ làm đại từ xưng hô. Trong đó 2 loại chính là đại từ chỉ quan hệ xã hội và đại từ chỉ chức vụ.
– Đại từ chỉ quan hệ xã hội: Các mối quan hệ xã hội và gia đình thường dùng danh từ làm đại từ để xưng hô. Ví dụ như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác… Quan trọng là biết phân biệt và sử dụng đúng người đóng vai trò có quan hệ ra sao thì sử dụng danh từ để chỉ ngôi cho chính xác.
Ví dụ: Mẹ của em là giáo viên
– Đại từ chỉ chức vụ: Là những chức vụ trong cơ quan nhà nước, công ty, xí nghiệp như giám đốc, thư ký, chủ tịch…
Đại từ dựa theo sách giáo khoa Ngữ Văn 7
Theo chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 thì đại từ được chia thành 2 loại gồm đại từ để trỏ và đại từ để hỏi.
Đại từ để trỏ
Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động…được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc trò chuyện. Loại này có 3 nhóm chính là:
- Đại từ để trỏ số lượng: gồm các từ như bao nhiêu, bấy nhiêu, nhiêu…
- Đại từ để trỏ người hoặc sự vật: Gồm các từ như Nó, tụi nó, tôi, tụi này, tụi kia…
- Đại từ chỉ hoạt động và tính chất: Gồm các từ như thế, vậy…
Đại từ để hỏi
Để hỏi nguyên nhân, lý do hay kết quả một sự việc, hành động mà mình đang thắc mắc. Loại này dùng câu hỏi nghi vấn, không phải câu trả lời hay khẳng định.
Gồm các loại chính là:
- Đại từ để hỏi người, vật: Gồm các từ như ai, gì, đâu, sao…
- Đại từ để hỏi số lượng: Như Bao nhiêu, bấy nhiêu…
Vai trò của đại từ trong câu
Các đại từ trong câu vừa có thể đảm nhận các vai trò như chủ ngữ, vị ngữ, hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
Đại từ cũng có thể trở thành thành phần chính trong câu, đại từ không làm nhiệm vụ định danh. Phần lớn các đại từ có chức năng trỏ và mục đích thay thế.
Một số ví dụ về đại từ
- Đại từ để trỏ người sự vật: Nó đã về chưa ?
- Đại từ để trỏ số lượng: Chúng ta nên học tập chăm chỉ.
- Đại từ để hỏi số lượng: Có bao nhiêu sinh viên tham gia chương trình văn nghệ?
Vừa rồi là những kiến thức đầy đủ nhất về đại từ, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được đại từ là gì, tự củng cố và bổ sung những nội dung còn thiếu phục vụ cho việc học tập. Cảm ơn bạn đã đồng hành của Thư viện khoa học và chúc bạn học tốt. Mọi thắc mắc (nếu có) xin vui lòng để lại dưới phần comment để chúng tôi được biết và giúp đỡ bạn nhanh nhất nhé./
Bình luận mới nhất: