Tiếng Việt mà chúng ta đang sử dụng đẹp vì ngôn từ, ngữ pháp phong phú, đa dạng. Một trong nhiều điều tạo nên sự đa dạng và phong phú đó là các kiểu câu. Ta đã từng học qua các kiểu câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật… Và trong bài học này mình sẽ làm quen với kiểu câu khác là câu đặc biệt.
Định nghĩa câu đặc biệt
Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. Hay nói cách khác nó là kiểu không theo bất kỳ quy tắc ngữ pháp nào.
Ví dụ: Cho biết câu sau là câu rút gọn hay câu đặc biệt? giải thích vì sao?
Câu 1: Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
Câu được in đậm trên là câu rút gọn vì thành phần vị ngữ đã được lược bỏ và có thể khôi phục lại
Câu 2: Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử.
Hai câu in đậm trên không có thành phần chủ ngữ, vị ngữ nên nó là câu đặc biệt.
Xem thêm: Các thành phần chính của câu
Tác dụng của câu đặc biệt
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
- Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- Bộc lộ cảm xúc.
- Gọi – đáp.
Sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn
Câu rút gọn |
Câu đặc biệt |
Được cấu tạo theo mô hình chủ – vị
Có thể khôi phục lại thành phần câu bị lược bỏ dựa vào ngữ cảnh |
Không cấu tạo theo mô hình chủ – vị
Không khôi phục lại được thành phần câu |
Bài tập ví dụ
Tìm trong ví dụ những câu đặc biệt, câu rút gọn. Nêu tác dụng của chúng.
a ) (1)Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (2)Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.(3) Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm.(4) Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. (5) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
Đáp án:
Các câu rút gọn gồm:
(2 ) Có khi được trưng bày trong tủ kính…
(3 ) Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo…
(5 ) Nghĩa là phải ra sức giải thích ….
Tác dụng là làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.
Trong đoạn văn trên không có câu đặc biệt nào.
b ) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cảnh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây. Lâu quá!
Đáp án: Những câu đặc biệt gồm:
Ba giây… Bốn giây… Năm giây: Để xác định thời gian.
Lâu quá! để bộc lộ cảm xúc.
Câu rút gọn: Không có.
c ) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.
Đáp án: Câu đặc biệt là “ Một hồi còi” nó có tác dụng thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
d ) Chim sâu hỏi chiếc lá:
Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
Bình thường lắm, chẳng có gì đáng để kể đâu.
Câu đặc biệt là “Lá ơi!” có tác dụng gọi – đáp.
Câu rút gọn là:
“Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!” và câu “Bình thường lắm, chẳng có gì đáng để kể đâu”.
Nó có tác dụng làm cho câu gọn hơn, trách lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.
Bình luận mới nhất: