Trong chương trình ngữ văn lớp 9 thì nội dung phân tích, tìm hiểu về một đoạn thơ, đoạn văn bằng phương pháp nghị luận thường xuyên xuất hiện trong các đề kiểm tra, kỳ thi chuyển cấp vào lớp 10… Hãy cùng mình tìm hiểu cách làm một bài văn nghị luận đơn giản nhất nha.
Những lưu ý khi làm một bài văn nghị luận
Tùy yêu cầu đề bài mà chúng ta thực hiện theo đúng ý trong đó, như trong đề có yêu cầu về mệnh lệnh hoặc vấn đề cần nghị luận thì nên thực hiện đúng theo yêu cầu đó.
Với dạng mệnh đề có mệnh lệnh cần:
- Phân tích: Chia nhỏ đối tượng để xem xét, lý giải về nghệ thuật và nội dung trong đề, nó thường yêu cầu nghiên về phương pháp.
- Cảm nhận: là yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết về cái hay cái đẹp của tác phẩm.
- Suy nghĩ: nhấn mạnh đến cảm nhận, đánh giá của người viết.
Với dạng đề không có yêu cầu mệnh lệnh
Người viết tự xác định thao tác nghị luận, tập trung vào phương tiện đáng chú ý nhất của đối tượng, tránh phân tích dàn trải dài dòng và không đúng trọng tâm yêu cầu.
Cách viết một bài văn nghị luận hay, ấn tượng
- 1 Nắm vững những kiến thức khái quát về tác phẩm như mạch cảm xúc, hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác và phong cách sáng tác.
- 2 Khai thác các chi tiết, hình ảnh thơ đặc sắc và biết mở rộng, liên hệ phù hợp.
- 3 Vận dụng kiến thức thực tế về lịch sử xã hội, các trào lưu sáng tác…
4 Kiến thức lý luận văn học: giải thích khái niệm, phân tích tác phẩm theo đặc trưng, thể loại
Các bước làm một bài văn nghị luận
Để làm được một bài văn nghị luận hay, xúc tích và gây ấn tượng cho người đọc, chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài
- Dạng đề: Là dạng mệnh lệnh hay dạng vấn đề cần nghị luận.
- Thao tác: Phân tích các ý chính trong đoạn thơ, bài văn.
- Vấn đề cần nghị luận
- Phạm vi dẫn chứng.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Cần xác định hướng làm bài, xác định các ý chính cần triển khai và đặc các câu hỏi để tìm ý chính cần nghị luận.
Một vài câu hỏi ví dụ các bạn có thể tham khảo như:
- Bài thơ, bài văn đó được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Tâm trạng khi sáng tác của tác giả ra sao?
- Những biện pháp nghệ thuật, liên kết đoạn hay các thành phần biệt lập trong đoạn văn đó.
- Cần tập trung khai thác sâu, mở rộng phần nội dung nào?
Bước 3: Viết bài
- Chú ý cần diễn đạt mạch lạc, liên kết giữa các câu, từ và đoạn văn logic.
- Bài làm phải chia rõ thành 3 phần chính là mở bài, thân bài và kết bài. Mỗi luận điểm được viết thành một đoạn văn, các luận điểm được dẫn dắt, liên kết chặt chẽ.
- Cần chú ý kiểm tra lỗi chính tả và trình bày sạch đẹp.
Bước 4: Kiểm tra và sửa lỗi
- Kiểm tra lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn.
Ví dụ minh họa
Đề bài: Phân tích vai trò là bước ngoặt trong chuyển mạch cảm xúc trong khổ thơ thứ tư trong bài “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
“ Thình lình điện đèn tắt, phòng buyn-đinh tối om, vội bật tung cửa sổ, đột ngột vầng trăng tròn”.
Cách thực hiện như sau:
1 Tìm hiểu đề:
- Dạng đề: mệnh lệnh và vấn đề nghị luận
- Thao tác nghị luận: Phân tích
- Vấn đề nghị luận: vai trò là bước ngoặt làm chuyển mạch cảm xúc
- Phạm vi: khổ thơ thứ 4 trong bài thơ ánh trăng
- Hình thức: đoạn văn
2 Lập dàn ý đoạn văn
Xây dựng câu chủ đề
Các ý cần triển khai gồm:
Sự bất ngờ trong tình huống qua phép đảo ngữ “ thình lình,…”.
Sự bất ngờ trong cảm xúc của con người qua phép đảo ngữ” đột ngột vầng trăng tròn”.
= > Một tình huống bất ngờ, sự gặp lại bất ngờ. Nếu không có tính huống này thì sự lãng quên có thể sẽ là mãi mãi…
= > Liên quan, mở rộng về vai trò, ý nghĩa của một khoảnh khắc trong cuộc sống có tác động lớn đến nhận thức cảm xúc của con người.
Kết luận: Với những chia sẻ trên thì mình mong rằng sẽ giúp được các bạn phần nào trong việc phân tích và làm bài văn nghị luận.
Bình luận mới nhất: