Thế nào là câu chủ động, câu bị động và những cách chuyển đổi qua lại giữa 2 loại câu thông dụng trong giao tiếp này. Hãy cùng mình tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất nha.
Để chuyển được từ câu bị động sang chủ động và ngược lại, các bạn cần hiểu và nhận biết được câu như thế nào là câu chủ động, câu bị động trước nha.
Câu chủ động là gì?
Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác, nó thường chỉ chủ thể của hoạt động.
Ví dụ: Mọi người yêu mến em
Chủ ngữ trong câu là mọi người, và nó được gọi là chủ thể của hoạt động
Câu bị động là gì?
Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào, nó thường chỉ đối tượng của hoạt động.
Ví dụ: Em được mọi người yêu mến.
Chủ ngữ là Em chịu sự tác động của chủ thể hoạt động.
Những cách nhận biết câu chủ động, câu bị động
- Phân tích câu để tìm chủ ngữ, vị ngữ.
- Xác định hoạt động trong câu.
- Xác định chủ thể hoạt động và đối tượng hoạt động.
- Xét thành phần chủ ngữ: Nếu
- Chủ ngữ là chủ thể hoạt động, thì câu đó là câu chủ động.
- Nếu chủ ngữ là đối tượng của hoạt động thì câu đó là câu bị động.
Mục đích việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động
Có 2 cách giúp chúng ta chuyển CCĐ thành CBĐ gồm:
Cách 1: Chuyển từ(cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ( cụm từ) ấy.
Cách 2: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lượt bỏ hoặc biến từ(cụm từ) chỉ chủ đề của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. Lưu ý trong một số trường hợp câu bị động không có từ bị ( được).
Ví dụ: Xét những câu sau có phải là câu bị động không? Vì sao?
a ) Bạn em được giải nhất trong kỳ học sinh giỏi,
b ) Tay em bị đau
Các câu trên không phải là câu bị động vì chúng không có những câu chủ động tương ứng.
Bài tập ví dụ
Bài 1: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành 2 câu bị động theo hai kiểu khác nhau.
a ) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII
Trả lời:
Cách 1: Ngôi chùa ấy đã được nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII
Cách 2: Ngôi chùa ấy đã được xây từ thế kỷ XIII.
Bài 2: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động- một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau.
a ) Thầy giáo phê bình em.
Cách 1: Em được thầy giáo phê bình.
Sắc thái nghĩa tích cực: tiếp nhận sự phê bình của thầy một cách chủ động, có chuẩn bị tâm thế.
Cách 2: Em bị thầy giáo phê bình
Sắc thái mang nghĩa tiêu cực.
Kết luận: Các em phải nắm rõ 2 cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động và sử dụng 2 từ được, bị linh hoạt.
Bình luận mới nhất: