Trong câu có nhiều mối quan hệ giữa các thành phần cấu thành nên câu, giúp đoạn văn được mạch lạc, dễ đọc và dễ nghe, dễ hiểu. Để làm được những điều trên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm quan hệ từ trong câu.
Định nghĩa quan hệ từ
Quan hệ từ dùng để chỉ ý nghĩa, sở hữu, so sánh, nguyên nhân – kết quả, liệt kê, tương phản….trong một câu. Hoặc thể hiện quan hệ giữa các câu trong đoạn văn.
Ví dụ: Trích đoạn trong bài Cổng trường mở ra
“ Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúng lại như đang mút kẹo.
Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp Một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.”
Các quan hệ từ gồm có: còn, của, như, và, nhưng, mà.
Cách sử dụng quan hệ từ
Có những trường hợp bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ và ngược lại một số trường hợp không bắt buộc.
Có những quan hệ từ đi thành cặp để thể hiện một mối quan hệ nhất định nào đó. Các cặp từ thường được sử dụng gồm:
- Nếu … Thì: Chỉ giả thiết – kết quả.
- Vì … Nên: Chỉ nguyên nhân – kết quả.
- Tuy … Nhưng: Bổ sung, tương phản.
- Hễ … Thì: chỉ giả thiết – kết quả.
- Sở dĩ … Nên: Nguyên nhân – kết quả.
Bài tập ví dụ:
Bài 1: Điền các quan hệ từ vào những chỗ trống trong đoạn văn:
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở … tôi như vậy. Thực ra, tôi … nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm … nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi …. cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng …. nó lảng đi. Tôi vui vẻ … tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
Đáp án: Những từ cần điền vào dấu … còn thiếu trong đoạn văn trên:
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi với nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
Bình luận mới nhất: