Bạn có bao giờ nghe qua cái tên phèn chua chưa? Hay các hiện tượng đất, nước bị nhiễm phèn. Nếu chưa biết hãy cùng tìm hiểu các loại phèn, công dụng và tính chất hóa học của chúng.
phèn chua là gì?
Phèn chua là một trong những chất được sử dụng nhiều trong đời sống, sản xuất thực phẩm, công nghiệp. Nó có cấu tạo gồm một kim lọa thuộc nhóm 2 kết hợp với nhôm và nhóm sunfat.
Loại phèn chua phổ biến nhất là KAl(SO4)2, tuy nhiên trong tự nhiên còn có nhiều loại phèn khác có thể bạn chưa biết. Hãy cùng tìm hiểu các loại phèn, công dụng và tính chất hóa học của chúng.
Các loại phèn chua
Có nhiều loại phèn nhưng trong bài viết này mình chỉ giới thiệu 5 loại chính gồm:
Phèn kali
Nó có tên gọi khác là kali sunfat nhôm, là một muối kép của kali sunfat và nhôm sunfat chứa tinh thể nước. Đây là loại phèn thông dụng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Tính chất vật lý phèn kali
- Bột tinh thể không màu trong suốt hoặc bột tinh thể, không mùi, hơi ngọt và chua.
- Dễ dàng hòa tan trong nước, hòa tan chậm trong glycerin, không hòa tan trong ethanol và acetone.
- Điểm sôi: 200°C, độ nóng chảy khoảng 92°C.
- Khối lượng phân tử: 474.388399 g / mol
Tính chất hóa học phèn kali
Nó có nhiều tính chất hóa học, nhưng quan trọng nhất là phản ứng với nước để tạo thành nhôm hydroxit có tác dụng lọc nước.
Phản ứng với nước
- Kal(SO4)2 + H2O -> K+ + Al3+ + 2SO42-
Al3+ dễ dàng bị thủy phân để tạo ra nhôm hydroxit Al(OH)3 có khả năng lọc nước:
- Al3+ + 3H20 -> Al (OH)3 + 3H+
Phản ứng với natri hydroxit
- KAl(SO4)2 + 12H2O + 4NaOH -> KAlO2 + 14H2O + 2Na2SO4
Phản ứng giữa phèn kali và dung dịch baking soda
2KAl(SO4)2 + 12H2O + 6NaHCO3 -> K2SO4 + 3Na2SO4 + 2Al(OH)3↓ + 6CO2↑ + 12H2O
Natri alum sunfat
Soda alum có công thức NaAl(SO4 )2·12H2O còn được gọi là phèn soda hoặc phèn natri, Nó được sử dụng để sản xuất bột nở và như một chất axit trong thực phẩm.
Phèn amoni
Phèn amoni có công thức N4Al(SO4)2·12H2O. Phèn amoni được sử dụng cho nhiều mục đích tương tự như phèn kali và phèn soda. Phèn amoni ứng dụng trong thuộc da, nhuộm vải, chất khử mùi và lọc nước.
Kali crom alum
Phèn crom hoặc crom alum có công thức KCr(SO4)2·12H2O. Hợp chất màu tím đậm này được sử dụng trong thuộc da.
Phèn sắt
Là một loại bột màu trắng và nước tinh thể chứa các tinh thể màu lục nhạt, thường được gọi là phèn xanh, có màu xanh nhạt khi hòa tan trong dung dịch nước. Công thức hóa học là FeSO4·7H2O
Nó được sử dụng thuốc thử phân tích sắc ký, phân tích xác định bạch kim, selen, nitrit và nitrat. Hoặc cũng có thể được sử dụng làm chất khử, sản xuất ferrite, lọc nước, xúc tác trùng hợp…
Công dụng của phèn chua
Nó được sử dụng trong sinh hoạt và trong công nghiệp. Phèn kali được sử dụng thường xuyên nhất, mặc dù phèn amoni, phèn sắt và phèn soda có thể được sử dụng cho nhiều mục đích tương tự.
Dùng để lọc nước
Nếu nước có nhiều bùn, tạp chất thì phèn kali là chất bạn nên sử dụng, nó tác dụng với nước tạo thành Ag+ và Al (OH)3 như một chất kết dính hút chất thải, cặn bả trong nước. Thường thì 1 lít nước nên dùng 1g bột phèn kali.
Tác dụng làm chất khử mùi
Phèn là một chất khử mùi tuyệt vời vì nó diệt vi trùng và chống vi khuẩn. Chỉ cần làm ẩm phèn và bỏ vào nơi cần khử mùi như tủ lạnh, máy giặc… Và không nên quá làm dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bạn.
Dùng phèn để tẩy lông
Trộn 1/2 thìa bột phèn cùng với 1 thìa nước hoa hồng lắc đều. Điều chỉnh lượng bột phèn cũng như nước khi cần thiết với nhu cầu. Tỷ lệ bột phèn với nước hoa hồng là 1: 2, không nên điều chỉnh tỷ lệ này quá chênh lệnh sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
Phèn chua trị mụn nhọt
Các loại mụn nhọt, mụn trứng cá là vấn đề mà ai cũng từng gặp phải. Có thể sử dụng phèn chua hợp lý sẽ giảm bớt tình trạng này, vì phèn có tính chất diệt vi khuẩn.
Phèn dùng để cầm máu
Dùng một ít bột phèn tha nhẹ lên vết thương sẽ giảm đươc tình trạng mất máu, tuy nhiên nếu vết thương quá nghiệm trọng thì cách này không mang lại nhiều hiệu quả.
Thành phần trong kem đánh răng và nước súc miệng
Vì có khả năng diệt vi khuẩn và sát trùng vết thương nên phèn chua được nhiều hãng sản xuất kem đánh răng sử dụng để làm sạch răng miệng và mùi hôi.
Làm trắng da và giảm vết nhăn
Nó còn có tác dụng làm trắng da và giảm đáng kể vết nhăn trên mặt vì vậy trong thành phần mỹ phẩm thường có phèn chua.
Thành phần trong bình chữa cháy
Bình chữa cháy bọt chứa khoảng 1 mol / L dung dịch phèn và khoảng 1 mol / L dung dịch NaHCO3 (baking soda) (và chất tạo bọt). Tỷ lệ thể tích của hai dung dịch là khoảng 11: 2. Sự có mặt của phèn là làm cho baking soda trong bình chữa cháy phản ứng hoàn toàn và giải phóng một lượng carbon dioxide giúp dập tắt đám cháy.
Phèn là chất xúc tác trong ngành luyện kim
Nó có thể được sử dụng làm chất xúc tác trong mạ kẽm sunfat để ổn định pH của dung dịch mạ. Kali nhôm sunfat được sử dụng cho quá trình oxy hóa mạ kẽm sunfat.
Phèn chua có an toàn cho sức khỏa không?
Mức độ an toàn và ảnh hưởng đến sức khỏa của phèn chua ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau.
Tất cả các dạng phèn có thể gây kích ứng da và niêm mạc. Hơi phèn có thể gây tổn thương phổi. Nhôm cũng có thể tấn công mô phổi. Vì vậy nếu ăn một lượng lớn phèn có thể khiến bạn bị bệnh. Thông thường ăn phèn sẽ khiến cơ thể cảm giac nôn mửa và nhiều triệu chứng khác.
Vì vậy nên hạn chế sử dụng những sản phẩm có hàm lượng phèn chua lớn trong thời gian dài.
Bình luận mới nhất: