không phải ngẫu nhiên mà chủ đề mùa xuân lại tốn giấy mực của biết bao nhà văn, nhà thơ. Phải chăng đây là thời điểm hội tụ bao vẻ đẹp thiên nhiên, con người của đất nước Việt Nam. Chúng ta cảm cảm nhận sắc xuân xinh tươi, rực rỡ qua câu thơ “Cỏ non xanh rợn chân trời, cành lê trắng điểm một vài bông hoa” của đại thi hào Nguyễn Du. Hay đôi khi nó là nét xuân thâm trầm trong văn của Nguyễn Bằng “ mưa riu riu, gió lành lạnh, tiếng chim nhạn kêu chiều”. Hay “ Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Bao cô thôn nữ hát trên đồi; Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi” trong bài mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử.
Và trong bài viết hướng dẫn ngữ văn lớp 9 này, mình sẽ phân tích một bài thơ nói về mùa xuân đặc trưng của xứ Huế đó là bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
I Phân tích chung về tác phẩm mùa xuân nho nhỏ
Thông tin tổng quát về bài thơ
- Hoàn cảnh sác tác: Bài thơ được viết vào tháng 11/1980 không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
- Thể thơ: Là loại thơ 5 chữ.
- Mạch cảm xúc: Ban đầu mạch cảm xúc được nảy mầm từ sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Sau đó phát triển lớn hơn thành sức sống mùa xuân của đất nước và cuối cùng là những suy tưởng và ước nguyện của nhà thơ về sự tự hào, ca ngợi quê hương đất nước.
- Nhịp thơ: Khổ đầu tiên là nhịp 3-2, khổ thứ hai là nhịp 2 -3, khổ 3, 4 là nhịp 3-2, khổ 5 là nhịp 2-3, khổ sáu là nhịp 3 -2. Ta thấy toàn bộ bài thơ có nhịp thơ liền mạch với nhau.
Bố cục bài thơ
Ta có thể chia bài thơ thành 4 phần:
- Phần 1: Gồm 6 câu đầu có nghĩa là cảm xúc của nhà thơ trước thiên nhiên, đất trời.
- Phần 2: Gồm 2 khổ thơ 2 và 3 là cảm xúc về mùa xuân của đất nước.
- Phần 3: Gồm khổ 3, 4 là suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước.
- Phần 4: Là lời ca ngợi quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế.
Ý nghĩa nhan đề tác phẩm mùa xuân nho nhỏ
Tên bài thơ có nhiều ý nghĩa mà các bạn học sinh cần chú ý gồm:
- Nó gợi nhớ một trong những đề tài quen thuộc trong thơ ca là chủ đề mùa xuân.
- Một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ, Ông sử dụng một danh từ trừu tượng là mùa xuân kết hợp với một tính từ “ nho nhỏ”. Nó đã biến một mùa xuân trừu tượng thành mùa xuân hữu hình và cụ thể.
- Biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của một đời người từng trải như nhà thơ.
- Thể hiện ước nguyện muốn sống muốn cống hiến hết sức lực, tinh thần và trí óc cho đất nước, cho dù đó chỉ là một mùa xuân nho nhỏ, nó thể hiện sự chân thành và khiêm nhường trong nhân cách tác giả.
II Đọc hiểu tác phẩm
Như phần trước, bài thơ được phân tích thành 4 phần, và chúng ta sẽ thực hiện việc đọc hiểu theo thứ tự từng phần nha.
1 Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời( 6 câu đầu)
Bức tranh thiên nhiên:
- Hình ảnh: Dòng sông, bông hoa, con chim, giọt long lanh.
- Âm thanh:tiếng chim chiền chiện
- Màu sắc: xanh, tím biếc
- Không gian: rộng dài của dòng sông, cao rộng của bầu trời.
Sử dụng động từ linh hoạt: Các động từ như “mọc”, “hót”, “rơi” gợi tả sự chuyển động.
Đảo ngữ “mọc” đứng ở đầu câu miêu tả sức sống mãnh liệt, sinh sôi, nảy nở của thiên nhiên.
= > Bức tranh xuân không tĩnh mà vận động, sinh sôi, nảy nở.
= > Cảm xúc của nhà thơ đã dâng trào thật sự qua câu hỏi tu từ” hót chi mà vang trời”. Thứ âm thanh không thể thiếu đó là sống dậy cả không gian cao rộng, khoáng đạt, làm sống dậy, vực dậy cả một tâm hồn con người đang phải đối mặt với những bóng đen u tối của bệnh tật, của cái chết rình rập.
Cảm xúc của nhà thơ:
Cái nhìn tha thiết, triều mến, động tác trân trọng qua 2 câu “ từng giọt long lanh rơi, tôi đưa tay tôi hứng”.
Trong đó từ “giọt long lanh” có thể hiểu qua 2 nghĩa sau:
giọt mùa xuân, giọt sương mùa xuân trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc.
Nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng chim từ chỗ là âm thanh, cảm nhận bằng thính giác, chuyển thành từng giọt ( hình và khối) cảm nhận bằng thị giác. Từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và sắc màu và có thể cảm nhận bằng xúc giác “ đưa tay hứng”.
= > Bức tranh mùa xuân thiên nhiên tuyệt đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của nhà thơ.
2 Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước (10 câu thơ tiếp)
Mùa xuân của con người
Điệp từ mùa xuân gắn liền với 2 hình ảnh gồm:
- Người cầm súng bảo vệ tổ quốc, đó là một sứ mệnh, nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng.
- Người ra đồng: Người hậu phương xây dựng đất nước.
- = > Cuộc sống lao động và chiến đấu là một thể, không thể tách rời.
Hình ảnh “lộc” có thể hiểu theo 2 nghĩa gồm:
- Nghĩa thực: cành lá ngụy trang, lá mạ xanh non.
- Nghĩa ẩn dụ: Sức sống, sự may mắn, sự sinh sôi nảy nở.
Câu” tất cả như hối hả, tất cả như xôn xao” sử dụng điệp ngữ “tất cả như” diễn tả sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động.
Từ láy “ hối hả” diễn tả nhịp điệu khẩn trương, khẩn trương của con người Việt Nam trong thời đại mới, trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Từ “ Xôn xao” bộc lộ tâm trạng náo nức, rộn ràng.
=> Tâm trạng phấn khởi, nôn nao, náo nức trong tâm hồn tác giả.
Mùa xuân của đất nước
Điệp từ “ đất nước” được nhấn mạnh đến 2 lần để nhấn mạnh hình ảnh đất nước trong suốt chiều dài lịch sử. Là đất nước trong quá khứ hiện tại và tương lai.
Biện pháp nghệ thuật so sánh” đất nước như vì sao” và “sao” là nguồn sáng lấp lánh, là vẽ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian.
= > Niềm tin đất nước trường tồn vĩnh cửu và tự hào đất nước, con người Việt Nam anh hùng, giàu đẹp.
Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ” đi lên” nói lên quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước.
= > Cảm xúc lạc quan, tin tưởng, ngợi ca quê hương, đất nước khi mùa xuân về.
Mình chỉ giới thiệu và phân tích 2 phần quan trọng nhất trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, phần cuối ít xuất hiện trong các đề thi kiểm tra.
Bình luận mới nhất: