Trong chương trình ngữ văn lớp 9 chúng ta đã được học nhiều bài thơ hay của nền văn học Việt Nam như bài mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, truyện Kiều của Nguyễn Du… Bài viết này mình sẽ giới thiệu một tác phẩm tiêu biểu cho nền thơ văn nước ngoài đó là tác phẩm “Mây và Sóng” của nhà văn Tago.
Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
1 Tác giả
- Tác giả có tên đầy đủ là Ra-bin-dra-nát-Ta-go.
- Ông sinh năm 1861 và mất vào năm 1941, xuất thân trong một gia đình quý tộc giàu có ở thành phố Can-cút-ta
- Ông là nhà thơ hiện đại, nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn đến nền thơ văn của Ấn Độ.
- Là người đa tài, có thể làm thơ, viết tiểu thuyết, truyện ngắn, viết kịch và vẽ tranh.
- Vào năm 1913 ông là nhà thơ đầu tiên của Châu Á giành giải Nobel văn học với tập “ Thơ Dâng”.
- Nội dung thơ ca của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn và tính chất trữ tình.
- Ông sử dụng rất thành công hình ảnh thiên nhiên với ý nghĩa tượng trưng và so sánh đặc sắc.
2 Tác phẩm
a ) Xuất xứ
Tác phẩm ban đầu được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su( Trẻ thơ) xuất bản năm 1909. Sau đó chính Tago đã dịch ra tiếng Anh và in trong tập thơ “ Trăng non” xuất bản năm 1915.
b ) Bố cục
Tác phẩm được chia làm 2 phần chính gồm:
- Phần 1: Từ đầu bài đến đoạn bầu trời xanh thẳm: Em bé kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với người trên mây.
- Phần 2: Phần còn lại: Em bé kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với những người trong sóng.
Đọc hiểu văn bản
1 Lời mời gọi của mây và sóng
Thế giới của mây: Bọn tớ chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tế chơi với vầng trăng bạc.
Thế giới của sóng: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho tới bình minh. Bọn tế giao du nơi này, nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào.
Thế giới của mây và sóng vô cùng kỳ diệu: Tago đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa ( từ “ bọn tế”) để biến người trên mây, trên sóng có gương mặt, nụ cười và giọng nói, có thể đến với em bé và cất tiếng gọi tha thiết.
Với mây thì lời mời gọi: chơi với bình minh vàng, vầng trăng bạc và sóng là ca hát, ngao du khắp nơi.
= > Đây là những trò chơi đặc sắc, hấp dẫn, lung linh đầy màu sắc của thiên nhiên mà bất kỳ đứa bé nào cũng muốn tham giao vào.
= > Đây là thế giới của niềm vui và cả sự tự do, là thế giới mà em bé được thỏa thích vui chơi, tự do ca hát, được ngao du khắp nơi này đến nơi khác.
Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm: Biện pháp điệp ngữ, nhân hóa, động từ và điệp cấu trúc.
Cách thức để đến với mây và sóng của đưa bé:
- Cách thức đến với mây: Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhất bổng lên tận tầng mây.
- Cách thức đến với sóng: Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.
= > Cách thức đến với mây và sóng của đứa bé dễ dàng, kỳ diệu như trong những câu chuyện cổ tích.
Thái độ của em bé
Lúc đầu em bé rất muốn đi, em bé tò mò, thích thú, bị cuốn hút vào những lời mời gọi của mây và sóng. Bằng chứng là 2 câu hỏi rất hồn nhiên của em bé:
“ Nhưng làm thế nào để mình lên đó được” và “ Nhưng làm thế nào để mình ra ngoài đó được”.
Những lý do khiến em thích thú với lời mời gọi của mây và sóng là:
- Nó kích thích sự tò mò, khám phá cuộc sống thiên nhiên mới lạ của em bé.
- Phù hợp với tâm lý ưa bay nhảy, ham vui của trẻ nhỏ.
- Tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng phong phú của trẻ.
2 Tình mẫu tử thiên liên và ý nghĩa triết lý của tác phẩm
a ) Lời từ chối của em bé
Ngay từ lúc đầu những lời mời gọi của mây và sóng đã thu hút và có sức hấp dẫn với em bé, nhưng em từ chối vì những lý do sau:
“ Mẹ mình đang đợi ở nhà … Làm sao có thể rời mẹ mà đến được” và “ Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được”.
= > Đây là những lời từ chối ngây thơ, trong sáng, em bé luôn nghĩ đến mẹ, hiểu lòng mẹ và không bao giờ có ý định muốn rời xa vòng tay của mẹ.
Ý nghĩa lời từ chối của bé:
- Tình mẫu tử thiêng liêng luôn nâng đỡ, là điểm tựa để con người vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống.
- Hạnh phúc đôi khi không phải quá xa xôi, nó luôn hiện diện ở bên cạnh mỗi chúng ta.
- Cội nguồn yêu thương, tình cảm gia đình
b ) Trò chơi sáng tạo của em bé
Trò chơi 1:
Em bé đã tưởng tượng ra trò chơi” ở nơi đó con sẽ là mây, mẹ là trăng, con và mẹ hai tay con ôm lấy mẹ và ngôi nhà của chúng ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”
Biện pháp so sánh:
- Con là mây: Cho thấy sự trong sáng, hồn nhiên của em bé.
- Mẹ là trăng: Mẹ là vầng trăng ấm áp dịu hiền, là vâng trăng soi sáng từng bước con đi.
- Mây ôm trăng như con ôm mẹ: Ca ngợi tình mẫu tử thiên liên, gắn bó.
Trò chơi 2:
“ Con là sóng, mẹ là bến bờ kỳ lạ. Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta đang ở chốn nào”.
Nghệ thuật so sánh:
- Con là sóng: Một tâm hồn tinh nghịch và hồn nhiên.
- Mẹ là bến bờ: Bao la rộng lớn.
= > Niềm vui, hạnh phúc của em bé khi ở bên cạnh mẹ, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
= > Tình mẫu tử có ở khắp mọi nơi, không có gì có thể chia cắt.
Như một câu thơ mà mình rất thích về tình cảm gia đình là:
“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ. Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”.
c ) Ý nghĩa triết lý của tác phẩm
- Tình mẫu tử thiêng liêng sẽ giúp chúng ta vượt qua những cám dỗ nhất thời.
- Hạnh phúc luôn luôn hiện diện ở bên cạnh chúng ta.
- Tình cảm gia đình là khởi nguồn cho mọi ước mơ, hoài bão và sáng tạo của con người.
Mây và sóng là tác phẩm có giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc về tình cảm thiêng liêng của người mẹ.
Bình luận mới nhất: