Trong ngữ pháp Việt Nam có nhiều từ, cú pháp để mô tả cảm xúc, hành động, địa danh, tên gọi… Một trong những dạng từ thường được sử dụng trong giao tiếp là động từ. Hãy cùng thư viện khoa học tìm hiểu những khái niệm cơ bản, phân loại và cách sử dụng động từ trong ngữ pháp tiếng Việt nha.
Động từ là gì?
Động từ là những từ chỉ hành động của một vật,con người, động vật, đồ vật hay bất kỳ thứ gì có thể chuyển động như chạy bay, nhảy… Hoặc chỉ một trạng thái như ngồi, đứng, ngủ… loại động từ chỉ trạng thái được chia thành nhiều loại gồm:
Các loại động từ chỉ trạng thái
- Động từ chỉ trạng thái so sánh: Gồm thắng, thua, hòa, bằng… dùng để so sánh kết quả một cuộc thi hay 2 sự vật, sự việc cái nào hơn cái khác.
- Động từ chỉ trạng thái tồn tại: Gồm còn, được, mất…Chỉ một sự việc, trạng thái ở thời điểm thực như thế nào.
- Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: Gồm phải, chịu, đau, khổ… Chỉ tâm trạng, cảm xúc bởi ngoại lực gây ra.
- Động từ chỉ trạng thái biến hóa: Hóa, biến, thành… Chỉ sự thay đổi trong thời gian ngắn hoặc rất ngắn.
- Động từ chỉ trạng thái hành động: Gồm chạy, nhảy, nói, hát… Mọi hành động cho dù là âm thanh, cử chỉ… đều được xem là trạng thái hành động.
- Hoặc nhiều động từ vừa có nghĩa chỉ trạng thái và hành động, tùy hoàn cảnh cụ thể mà cách dùng hoặc cách hiểu có thể khác nhau.
- Trường hợp đặt biệt một số động từ chỉ hành động được dùng cho động từ chỉ trạng thái.
Các loại động từ
Về cơ bản động từ được chia thành 2 loại chính gồm nội động từ và ngoại động từ.
Nội động từ
Là những động từ mô tả, chỉ hoặc hướng vào người làm chủ hoạt động như ngồi, nằm, chạy. Loại này không có khả năng bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ.
Ví dụ: Mẹ vô cùng lo lắng cho Lan khi Lan bệnh.
Ngoại động từ
Là những động từ chỉ người hoặc vật khác, tác động lên vật chủ khác như đập, phá…. Loại này có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.
Ví dụ: Bà nội thương tôi nhất nhà.
Cách phân biệt nội động từ và ngoại động từ
Để phân biệt 2 loại động từ này ta thực hiện theo cách sau:
Đặt mình vào hoàn cảnh của câu chứa động từ đó, sau đó đặt câu hỏi dạng như cái gì, điều gì, chuyện gì, ai. Nếu có thể dùng 1 bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ nào thì đó là ngoại động từ, ngược lại là nội động từ.
Cụm động từ là gì?
Nhiều động từ thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh và một số từ có nghĩa khác để tạo thành cụm động từ .Nó là sự kết hợp giữa động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều loại động từ phải có sự kết hợp từ khác mới có nghĩa và bổ ngữ cho câu.
Trong cụm động từ, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa gồm:
- Quan hệ thời gian.
- Sự tiếp diễn tương tự.
- Sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động.
- Sự khẳng định hoặc phủ định hành động.
Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về:
- Đối tượng.
- Hướng.
- Địa điểm.
- Thời gian.
- Mục đích.
- Nguyên nhân.
- Phương tiện.
- Cách thức hành động.
Kết luận: Việc xác định chính xác loại động từ nào không phải là việc đơn giản, tùy vào hoàn cảnh câu chuyện, lời thoại hoặc đoạn thơ mà người dùng phân tích và đưa ra kết quả hợp lý nhất.
Bình luận mới nhất: