Khi bạn mua máy tính để sử dụng, nhiều người dùng thường vào google để biết về thông tin của máy tính như bộ nhớ, bộ xử lý, card đồ họa…. Nhưng để xem cấu hình máy tính chi tiết thì cần kiểm tra trực tiếp trên máy tính chúng ta muốn mua. Dưới đây là những cách giúp bạn kiểm tra và lựa chọn cho mình máy tính, laptop có thông số phù hợp nhất.
Xem cấu hình máy tính cơ bản
Đây là cách đơn giản, chỉ cần sử dụng chuột và không dùng bất kỳ câu lệnh nào giúp xem cấu hình cơ bản trên laptop.
Bước 1: Mở bất kỳ một folder nào, tại thanh menu bên trái, sẽ có biểu tượng This PC và click phải chuột chọn dòng cuối cùng là Properties.
Bước 2: Một giao diện hiển thị thông số chi tiết cấu hình máy tính và thông tin hệ điều hành trên laptop đó.
Các thông tin trên có chức năng và ý nghĩa như sau:
Windows edition: Phiên bản HĐH windows đang cài đặt trên máy, laptop mình đang sử dụng windows 10 pro.
System gồm các thông tin:
Processor (Bộ xử lý): Intel Core i3 – 3271U @ 1.80 GHZ. Nó có nghĩa là CPU là loại Core i3, dòng 3271U, có tốc độ xử lý là 1. 8 GHZ ( thực hiện 1.800.000.000 chu kỳ xoay mỗi giây)
Thông tin về CPU, đây là bộ xử lý trung tâm, có chức năng quan trọng quyết định tốc độ xử lý dữ liệu và thông tin trên máy tính. Máy tính càng hiện đại, giá tiền cao thì chỉ số CPU sẽ tương ứng. Hiện tại thì Intel là hãng điện tử sản xuất chip CPU tốt nhất thế giới.
Một số loại CPU thông dụng nhất hiện nay gồm:
- Intel Core i3: Là dạng CPU dành cho máy có cấu hình thấp, có số lượng vi xử lý ( số nhân) là 2 và số luồng ( số đường truyền tới vi xử lý và ngược lại) là 4.
- Intel Core i5: Loại CPU dành cho máy có cấu hình trung bình và cận cao cấp, có số lượng vi xử lý từ 2 đến 4, số luồng là 4.
- Intel Core i7: Dòng CPU dành cho máy có cấu hình cao, có số nhân từ 2 đến 4 và số luồng là 8.
- Intel Core i9: Dòng CPU dành cho máy cấu hình khủng, số nhân từ 6 đến 12 và số luồng từ 12 đến 24.
Installed memory (RAM): 4.00 GB ( 3.88 GB usable) là dung lượng RAM trên laptop, số 3.88 GB là số lượng RAM có thể sử dụng tối đa. RAM có chức năng là lưu trữ dữ liệu tạm thời để CPU có thể truy xuất và sử dụng.
System Type: 64 bit Operating System, x64- based processor, có nghĩa là HĐH là phiên bản 64bit ( có 2 phiên bản windows là 32 và 64 bit). x64- based processor có nghĩa là CPU có thể chạy cả 2 phiên bản 64 và 32 bit.
Pen to Touch: No Pen to Touch Input is available for this Display, máy tính mình không có tính năng cảm ứng trên màn hình desktop. Đây là tính năng tương tự như màn hình cảm ứng trên điện thoại thông minh.
2 phần còn lại chỉ là thông tin như tên user người dùng và tình trạng windows đã được kích hoạt bản quyền chưa.
Xem cấu hình máy tính chi tiết
Cách này giúp kiểm tra chi tiết các thông số như BIOS, Ram, bộ vi xử lý… một cách chi tiết nhất.
Bước 1: Tại thanh taskbar, click chuột vào icon kính lúp và nhập cụm từ System Information và mở ứng dụng này lên.
Bước 2: Giao diện System Information có các thông tin chính gồm:
- OS Name: Thông tin hệ điều hành, máy mình đang dùng bản Microsoft Windows 10 Pro
- Version: Phiên bản hệ điều hành
- Other OS Description: Mô tả hệ điều hành khác, nếu máy tính có cài 2 HĐH trở lên, dòng này sẽ có thông tin mô tả chi tiết.
- OS Manufacturer: Nhà sản xuất hệ điều hành
- System Name: Tên tài khoản windows trên máy tính.
- System Type: Phiên bản HĐH Windows, có 2 phiên bản là windows 32 bit và 46 bit
- System SKU: Mã sản phẩm của dòng laptop, máy tính đó. Mỗi thương hiệu máy tính sẽ có mã SKU khác nhau, nó có tác dụng giúp tìm kiếm phần cứng, phần mềm và driver phù hợp với máy tính đó.
- Processor: Thông tin CPU( Bộ vi xử lý) trên laptop. Nó gồm có loại CPU, phiên bản, hiệu suất, số lượng vi xử lý.
- BIOS Version/Date: Thông tin BIOS gồm có nhà sản xuất, mã sản phẩm và ngày sản xuất. BIOS có nhiều tác dụng như boot thứ tự ổ đĩa khi khởi động ( dùng để cài windows mới), chỉnh sửa ngày giờ, theo dõi phần cứng máy tính…
- SMBIOS Version: Phiên bản BIOS hiện tại, người dùng có thể nâng cấp BIOS nếu cần.
- Embedded Controller Version: Phiên bản hệ thống nhúng trên máy tính, nó có tính năng hỗ trợ phần cứng máy tính.
- BIOS Mode: Phần mềm giúp BIOS hoạt động, hiện nay có 2 loại là chuẩn legacy và chuẩn UEFI.
- BaseBoard Manufacturer: Nhà sản xuất bo mạch chủ trên laptop. Thương hiệu laptop nào thì bo mạch chủ thường được hãng đó sản xuất. Máy tính để bàn (PC) thì tùy vào loại bo mạch chủ chúng ta lựa chọn.
- BaseBoard product: Mã bo mạch chủ
- BaseBoard Version: Phiên bản bo mạch chủ.
- Secure Boot State: Trạng thái khởi động an toàn, nếu laptop bạn sử dụng loại BIOS legacy sẽ không được hỗ trợ tính năng này.
- PCR7 Configuration: Những ràng buộc về cấu hình máy tính.
- Windows Directory: Thư mục lưu trữ file cài đặt hệ điều hành, thường thì nó nằm trên ổ C.
- System Directory: Thư mục hệ thống.
- Hardware Abstraction layer: Giao diện phần cứng trên laptop.
- Installed Physical Memory (RAM): Dung lượng RAM trên máy tính
- Total Physical memory: Tổng dung lượng RAM có thể sử dụng tối đa.
- Available Physical memory: Dung lượng bộ nhớ ảo còn trống, nếu con số này quá thấp bạn nên cân nhắc nâng cấp bộ nhớ để máy tính chạy nhanh hơn.
- Total Virtual Memory: Dung lượng bộ nhớ ảo trên windows.
- Available Virtual memory: Dung lượng bộ nhớ RAM ảo còn trống.
- Page file Space: RAM ảo trên máy tính, nếu RAM thật lưu trữ không hết dữ liệu thì windows chuyển các file này sang lưu trữ sang bộ nhớ này. Nếu bộ nhớ RAM ảo không còn trống hoặc ít hãy nâng cấp RAM ngay nha.
- Kernel DMA Protection: Tính năng này giúp bảo vệ máy tính trước các cuộc tấn công phần cứng trên máy tính. Nó có 2 chế độ là on và off.
Kiểm tra cấu hình âm thanh máy tính
Từ thanh menu bên trái chọn Components -> Sound Device. Những thông tin chính về phần cứng âm thanh máy tính gồm:
- Name: Tên phần cứng âm thanh trên máy tính.
- Manufacturer: Hãng sản xuất phần cứng âm thanh
- Driver: Kiểm tra xem driver âm âm thanh đã được cài đặt chưa.
Kiểm tra card màn hình laptop
Từ thanh menu bên trái chọn Components -> Display. Bạn cần quan tâm các thông số sau:
- Adapter Type: Thông tin card màn hình, có 2 loại là card onboard và card màn hình rời.
- Resolution: Độ phân giải màn hình.
- Bits/pixel: Số lượng pixel
- Ngoài ra còn có các thông số khác nhưng không quá quan trọng, vì vậy mình không giới thiệu trong bài viết này.
Kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh trong Command Prompt
Cách này cũng giúp kiểm tra chi tiết về phần cứng và thông tin hệ điều hành trên máy tính, laptop
Bước 1: Nhấn phím tắt Windows + R, tại ô hộp thoại open nhập từ cmd và nhấn phím enter để mở cửa sổ Command Prompt
Bước 2: Tại nhấp nháy lệnh trên màn hình Command Prompt, các bạn nhập hoặc copy dòng lệnh Systeminfo( nhớ viết liền và không có dấu cách nha). Sau đó nhấn phím enter.
Các thông số kỹ thuật tương tự như cách 2 trong bài viết.
Ngoài ra bạn có thể xem thêm thông tin về card mạng, card Wireless( wifi), địa chỉ IP, DHCP trên máy tính.
Kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh dxdiag
Cách này đơn giản nhưng giúp người dùng xem được thông tin cấu hình trực quan nhất.
Bước 1: Nhập từ dxdiag trên công cụ tìm kiếm hình kính lúp, sau đó nhấn phím enter.
Bước 2: Một cửa sổ DirectX Diagnostic Tool xuất hiện, có 4 tab chính gồm:
- System: Thông tin về bộ nhớ, cpu, bios, hệ điều hành, ngôn ngữ…
- Display: Thông tin về card màn hình trên máy tính.
- Sound: Thông tin card âm thanh
- Input: Thông tin các thiết bị nhập xuất như chuột, USB, bàn phím…
Kiểm tra cấu hình máy tính bằng phần mềm hỗ trợ
Có nhiều phần mềm hỗ trợ kiểm tra cấu hình máy tính chi tiết như CPU-Z, Speccy, PC Wizard, BlackBox, Flitskikker Info Tool…. Nhưng phần mềm đươc nhiều người sử dụng nhất hiện nay là CPU-Z. Mình sẽ hướng dẫn cách xem toàn bộ cấu hình máy tính bằng công cụ CPU-Z này nha.
Bước 1: Tải phần mềm CPU-Z và tiến hành cài đặt trên máy tính, laptop của mình. Cách cài đặt đơn giản nên mọi người tự thực hiện nha.
Bước 2: Khởi động ứng dụng, giao diện có các tính năng chính gồm:
Tab CPU: Là thông tin chi tiết cấu hình cpu trên máy bạn như nhà sản xuất, model, tốc độ bus và các cache dữ liệu. Thông tin hướng dẫn chi tiết các thông số mình đã giải thích ở phần trên của bài viết rồi.
Tab Caches: Hay còn gọi là bộ nhớ đệm của cpu, nó được xem như bộ nhớ tạm thời lưu trữ những lệnh mà cpu cần xử lý. Thường thì 1 CPU có 3 bộ nhớ đệm là L1, L2, L3 và dung lượng caches càng lớn thì cấu hình máy tính càng mạnh.
Tab Mainboard: Giúp xem cấu hình main máy tính nó gồm các thông tin như nhà sản xuất, BIOS, chipset…
Tab Memory: Xem chi tiết cấu hình ram trên laptop hay máy tính để bàn.
Tab SPD: Thông tin bộ nhớ RAM trên máy tính bạn có thể nâng cấp hay mở rộng thêm dung lượng không. Số Slot thường là 2 hoặc 4 tương ứng với khe cắm ram tương thích.
Tab Graphics: Thông tin card đồ họa trên máy tính bạn, xem cấu hình máy tính đủ để chơi game được hay không phụ thuộc nhiều vào card đồ họa này.
Tab Bench: Kiểm tra hiệu suất của cpu và so sánh với hiệu suất máy tính khác.
Cách tạo file lưu thông tin cấu hình máy tính
Cách này giúp người dùng lưu trữ thông tin cấu hình máy tính trong trường hợp máy tính không khởi động được và nếu không có file này thì việc kiểm tra và xác định các thông số phần cứng trên máy tính sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nếu muốn lưu thông tin chung về cấu hình hệ thống bạn thực hiện theo cách sau:
Bước 1: Nhấn trái chuột vào icon kính lúp trên thanh taskbar và nhập cụm từ System Information và mở ứng dụng này lên.
Bước 2: Có 2 cách xuất file cấu hình máy tính là xuất file mặc định của Windows( .NFO) bằng cách từ menu chọn file -> Save… ( Phím tắt Ctrl + S).
Sau đó đặt tên file và nhấn Save để lưu.
Hoặc nếu muốn xuất file theo định dạng text thì từ chọn File -> export… Sau đó đặt tên file và nhấn Save.
Hoặc bạn có thể lưu bất kỳ thông tin phần cứng khác như phần cứng như âm thanh, màn hình, card mạng…
Kết luận: Trên đây là những cách giúp người dùng xem cấu hình máy tính mạnh hay yếu đơn giản nhất.
Bình luận mới nhất: