Hoán dụ là biện pháp tu từ khá đặc biệt và khó nhận biết nhất trong các phép tu từ mà ngữ pháp Việt Nam đang sử dụng.
Trong bài học này mình sẽ hướng dẫn cách nhận biết và những đặc điểm chính của phép hoán dụ này nha.
Xem thêm các biện pháp tu từ khác gồm:
Hoán dụ là gì?
Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên của một hiện tượng, sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
Các kiểu hoán dụ
Có 4 kiểu hoán dụ chính thường được sử dụng trong thơ ca, tiểu thuyết, truyện ngắn mà chúng ta thường gặp gồm:
Lấy một bộ phận để chỉ toàn bộ.
Ví dụ: “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Bàn tay là một bộ phận của cơ thể, qua bàn tay để nói về sức lao động của con người. “ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” ca ngợi sức mạnh của lao động, ở đây là sức lao động của nhà nông.
Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng.
Ví dụ: “ Vì sao trái đất nặng ân tình. Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”.
Trái đất là vật chứa đựng, bởi nó là từ chỉ ý nghĩa tổng quát, bao trùm lên tất cả. Nó biểu thị cho tất cả con người sống trên mặt đất là vật bị chứa đựng. Vì thế trái đất ở đây là hình ảnh hoán dụ.
Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật.
Ví dụ: “Áo chàm đưa buổi phân ly. Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Ý nói chỉ người dân Việt Bắc vẫn mặc tấm áo chàm đơn sơ, bình dị. Màu áo chàm vừa mang vẻ đẹp mộc mạc, bền bỉ khó phai như tấm lòng người dân Việt Bắc chung thủy, sâu năng. Câu thơ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và tình cảm sâu sắc của người dân Việt Bắc dành cho cán bộ về xuôi.
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Ví dụ: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Lấy “ Một cây” để nói toàn thể, ý nghĩa của phép hoán dụ trên nói lên sức mạnh sự đoàn kết của dân tộc, khuyên chúng ta nên đoàn kết để giúp đỡ nhau cùng phát triển.
Điểm khác nhau giữa phép hoán dụ và ẩn dụ
Điểm giống nhau: Hai phép tu từ trên đều là cách thay tên đổi họ cho sự vật dựa trên các phép liên tưởng, so sánh và được đặt trong văn cảnh cụ thể.
Tuy có nhiều nét tương đồng, nhưng tác dụng của 2 biện pháp tu từ trên có những điểm khác nhau gồm:
Ẩn dụ: cả hai vế A và B đều có quan hệ tương đồng (giống nhau) còn hoán dụ thì A và B có quan hệ gần gũi, thường đi liền với nhau.
Kết bài: Việc nắm vững và phân biệt biện pháp tu từ hoán dụ giúp các bạn phân tích các tác phẩm thơ văn được chính xác nhất.
Bình luận mới nhất: